VI EN

Đờn ca tài tử Nam Bộ - Nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng sông nước

Mục lục [ẩn]

    Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hãy cùng Tour Bốn Phương tìm hiểu đôi nét dòng nhạc này nhé.

    1. Thế nào là đờn ca tài tử Nam bộ?

    don-ca-tai-tu-net-dac-trung-cua-van-hoa-nam-bo

    Đờn ca tài tử Nam Bộ - nét văn hóa đặc trưng của Nam Bộ (Ảnh sưu tầm)

    Đờn ca tài tử Nam Bộ là dòng nhạc gắn liền với cuộc sống lao động của người dân Nam Bộ từ những ngày khai hoang, mở đất, được cải biên từ nhã nhạc cung đình Huế và sáng tác trên nền tảng âm nhạc dân gian. Đây là loại hình biểu diễn nghệ thuật đờn (đàn) và ca do “tài tử” là những người nông dân bình dị ở Nam Bộ ca hát sau những giờ lao động hăng say. Từng lời ca, giai điệu của đờn ca tài tử như là tiếng lòng, là sức sống của con người Nam Bộ chân chất, thật thà.

    2. Nguồn gốc dòng nhạc đờn ca tài tử ở Nam Bộ

    Đờn ca tài tử Nam Bộ ra đời vào cuối thế kỷ 19. Ban đầu, đây là dòng nhạc do ông Nguyễn Quang Đại cải biên từ vốn hiểu biết về ca nhạc Huế của bản thân, kết hợp với nét đặc trưng của âm nhạc Nam Bộ. Sau này, nhiều nghệ nhân khác ở Nam Bộ đã cải biên và sáng tác thêm một số bài từ điệu thức Bắc, Nam tạo thành nghệ thuật đờn ca tài tử ngày nay.

    2.1 Vài nét về đờn ca tài tử Nam Bộ

    Đờn ca tài tử là loại âm nhạc được trình diễn trong phạm vi nhỏ như trong gia đình, trong các dịp lễ cưới, lễ hội và sau khi thu hoạch mùa vụ. Chính vì thế, “tài tử” thường không phải nghệ sĩ chuyên nghiệp mà chỉ là những người có biệt tài ca hát trong xóm làng. Và không khí đờn hát vô cùng gần gũi, vui vẻ bởi người tham gia thường là bà con chòm xóm có chung sở thích ca hát.

    2.2 Nhạc cụ biểu diễn đờn ca tài tử

    Vì được sáng tác dựa trên nền tảng văn học dân gian nên nhạc cụ biểu diễn đờn ca tài tử thường là những nhạc cụ truyền thống như đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn tam và đôi khi sẽ sử dụng thêm ống sáo thổi xen lẫn. Ngày nay, ngoài nhạc cụ truyền thống, đờn ca tài tử còn sử dụng thêm một số nhạc cụ hiện đại như đàn guitar phím lõm, guitar Hawaii,...

    2.3 Trang phục khi biểu diễn đờn ca tài tử

    trang-phuc-bieu-dien-don-ca-tai-tu-nam-bo

     

    Trang phục biểu diễn đờn ca tài tử (Ảnh sưu tầm)

    Vì đờn ca tài tử thường chỉ trình diễn ở quy mô nhỏ và khán giả chủ yếu là bà con chòm xóm nên người biểu diễn đa phần chỉ mặc trang phục thoải mái thường này. Trừ những lúc biểu diễn ở những lễ hội lớn như ở đình, miếu, đền hoặc những buổi biểu diễn chuyên nghiệp họ sẽ mặc trang phục áo dài truyền thống.

    2.4 Hình thức biểu diễn đờn ca tài tử

    Đờn ca tài tử là dòng nhạc cần sự kết hợp của nhiều nhạc cụ nên thường không biểu diễn độc tấu mà sẽ là song tấu, tam tấu hoặc hòa tấu. Chính vì thế, đờn ca tài tử thường được trình diễn theo nhóm gồm những người chơi nhạc cụ và người hát chính.

    Ngày nay, khi du lịch ngày càng phát triển, đờn ca tài tử không chỉ biểu diễn phục vụ bà con, hàng xóm mà con được biểu diễn phục vụ du khách. Điều đó góp phần lớn vào việc bảo tồn và truyền bá dòng nhạc độc đáo này.

    2.5 Phạm vi hoạt động của dòng nhạc

    Đờn ca tài tử phổ biến rộng rãi ở 21 tỉnh thành phía Nam nước ta nhưng phổ biến nhất là ở Bạc Liêu, Tiền Giang và Tp. Hồ Chí Minh thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm. Chính vì thế, nhiều câu lạc bộ đờn ca tài tử ra đời nhằm biểu diễn phục vụ du khách trong và ngoài nước và góp phần vào việc giữ gìn, truyền bá dòng nhạc này.

    3. Ý nghĩa của đờn ca tài tử đối với người dân Nam Bộ

    giao-luu-don-ca-tai-tu-nam-bo

    Đờn ca tài tử gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người dân (Ảnh sưu tầm)

    Từ thuở khai hoang, mở đất, đờn ca tài tử đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và lao động của người dân Nam Bộ, họ hát khi làm việc, hát khi vui vẻ, khi nghỉ ngơi như một cách cổ vũ tinh thần, nạp thêm năng lượng. Ngồi lại cùng nhau, cùng đàn cùng hát những giai điệu đờn ca tài tử sâu lắng, da diết đã trở thành hoạt động giải trí không thể thiếu của người dân vùng đất Nam Bộ.

    Chính vì thế, đờn ca tài tử đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của con người Nam Bộ, gắn bó với họ qua từng thế hệ từ xưa đến nay và mãi mãi về sau.

     ►Tham khảo thêm các Tour du lịch miền Tây thưởng thức đờn ca tài tử

    -Tour miền Tây 1 ngày: Cồn Lân - Cồn Phụng - Chùa Vĩnh Tràng

    -Tour miền Tây 2 ngày 1đêm: Cồn Lân - Cồn Phụng - Chợ nổi Cái Răng - Cồn Sơn

    -Tour miền Tây 3 ngày 2 đêm: Khám phá lục tỉnh miền Tây

    4. Dạ Cổ Hoài Lang - tác phẩm đờn ca tài tử tiêu biểu.

    Dạ Cổ Hoài Lang, sáng tác bởi cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, được ví như biểu tượng văn hóa của tỉnh Bạc Liêu. 

    tac-pham-da-co-hoai-lang

     

    Tác phẩm Dạ Cổ Hoài Lang là niềm tự hào của tỉnh Bạc Liêu (Ảnh sưu tầm)

    Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, hay còn được gọi thân thương là Sáu Lầu, quê ở xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Ông là một người có tài hoa nổi bật, chỉ sau một thời gian ngắn theo học nhạc sư Lê Tài Khí, ông đã có thể sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ như trống lễ, đàn cò, đàn kìm và trở thành ca sĩ chính trong ban nhạc.

    Dạ Cổ Hoài lang được cố nhạc sĩ sáng tác để gửi gắm tình nghĩa sâu nặng của mình đến người vợ cũ đang nương náu tại chùa. Bản nhạc Dạ Cổ Hoài Lang được lan rộng và nhanh chóng trở thành bài hát huyền thoại trong dòng nhạc đờn ca tài tử bởi giai điệu sâu lắng và lời ca da diết, sầu thương

    5. Về miền Tây để lắng nghe đờn ca tài tử Nam Bộ 

    Đờn ca tài tử đã trở nên quen thuộc trong các tour đến miền Tây ở khắp các tỉnh thành. Trong đó, nổi bật nhất là tỉnh Bạc Liêu có cả nhà hát Cao Văn Lầu, được lấy tên từ cố nhạc sĩ nổi tiếng một thời với tác phẩm “Dạ cổ hoài lang”. Nơi đây, thường xuyên tổ chức các buổi thi hát để tìm kiếm tài năng nhằm duy trì bộ môn nghệ thuật của dân tộc. 

    Bên cạnh đó, các bạn có thể về các miệt vườn như: Cù lao Thới Sơn, Tân Phong - Cái Bè, Châu Đốc - An Giang, Sóc Trăng, Bến Tre… Không khí đờn ca tài tử ở những nơi đây không kém phần thú vị, du khách có thể ngồi lắng nghe ban nhạc biểu diễn cùng những cô gái trẻ trong bộ đồ bà ba với đủ màu sắc đẹp mắt. Song song với đó, mọi người sẽ được thưởng thức những ly trà mật ong thơm ngon, ăn các loại trái cây ngọt lịm. Để góp vui thì du khách cũng có thể tham gia bằng những bài hát “ruột” của mình. 

     

    Qua những thông tin trên thì hẳn là mọi người đang rất muốn về miền Tây để lắng nghe đờn ca tài tử Nam Bộ. Liên hệ đến Tour Bốn Phương thì “tất tần tật” về tour miền Tây sẽ được lên lịch trình chi tiết, đặc sắc nhất. Hotline của chúng tôi: 0938.003.667, hân hạnh được phục Quý khách!

     

     

     

     

     

     

     

    QUÝ KHÁCH CHƯA RÕ VỀ CHƯƠNG TRÌNH TOUR XIN CỨ HỎI, CHÚNG TÔI SẼ TRẢ LỜI.
    Đặt tour ngay
    Gọi ngay hotline
    (+84) 938 179 170
    Liên hệ qua Facebook
    Liên hệ qua Zalo Offical Account Zalo Offical Account
    Hướng dẫn đường đi Hướng dẫn đường đi
    Lên đầu trang